Era pharama
Era pharama

ELTVIR

Liên hệ - 0911 38 58 78

 

Thành phần:

Mỗi viên nén bao phim ELTVIR chứa 600mg efavirenz, 300 mg lamivudine USP và 300mg tenofovir disoproxil fumarat

Tá dược: Microcrystalline cellulose, croscarmellose sodium lauryl sulfate, hydroxypropyl cellulose, anhydrous lactose, magnesium stearate, pregelatinized starch, sodium starch glycolate, opadry II yellow 85F520012.

Dược lực học

Efavirenz

Efavirenz là chất ức chế chống sao chép ngược nhân non- nucleosid được chỉ định kết hợp với các thuốc kháng virus khác để điều trị nhiễm virus suy giảm khả năng miễn dịch týp 1 ở người Efavirenz (EFV) là một NNRTI của HIV-1. Hoạt động của efavirenz chủ yếu thực hiện qua trung gian các chất ức chế chống sao chép ngược không mang tính cạnh tranh của HIV- 1 (RT). Efavirenz không ức chế HIV-2 RT và các tế bào trên DNA polymerase α, β, γ và δ.

Lamivudin

Lamivudin USP (còn gọi  là 3TC), là một đồng đẳng nucleosid có hoạt tính kháng HIV-1 và HBV. Trong tế bào, lamivudine phốt pho hóa thành chất chuyển hóa hoạt động 5’-triphosphat, thành lamivudin triphosphate (3TC-TP). Cơ chế hoạt động chủ yếu của 3TC-TP là việc ức chế chống sao chép ngược HIV-1 (RT) bằng việc kết thúc chuỗi DNA sau khi lồng ghép chất tương đương nhân nucleotid và chuỗi DNA của virus. 3TC-TP là chất ức chế chủ yếu của DNA polymerases α, β và γ ở loài động vật có vú.

Hoạt động kháng virus: Hoạt động kháng virus của lamivudine chống lại HIV-1 được đánh giá trong một số dòng tế bào (bao gồm tế bào monocytes và tế bào lyphpcytes trong máu ngoại biên ở người mới nhiễm) sử dụng các thí nghiệm đánh giá chuẩn về độ nhạy cảm. Các giá trị EC50 (50% nồng độ hữu hiệu) nằm trong khoảng 0,003 đến 15 µM (1µM = 0,23 mcg/mL). Giá trị EC50 của lamivudine chống lại các phân lập HIV-2 trong khoảng 0,003 đến 0,120 µM trong các tế bào đơn nhân trong máu ngoại biên. Ribavirin (50µM) làm giảm hoạt động kháng HIV-1 của lamivudine 3,5 lần trong các tế bào MT-4. Trong các tế bào MT-4 của các bệnh nhân nhiễm HIV-1, lamivudine khi kết hợp với zidovudin với các tỉ lệ khác nhau có tác dụng hiệp lực kháng virus.

 

Tenofovir disoproxil fumarat

Tenofovir disoproxil fumarat là muối fumarat của tiền dược tenofovir disoproxil. Tenofovir disoproxil được hấp thu và chuyển hóa thành dạng hoạt tính tenofovir, là một đồng đẳng nucleotid. Tenofovir disoproxil fumarat được chỉ định kết hợp với các thuốc kháng virus khác để điều trị nhiễm trùng HIV-1 ở bệnh nhân người lớn và trẻ em ít nhất 2 tuổi.

Tenofovir disoproxil fumarat được chỉ định điều trị viêm gan B mãn tính ở người lớn. Tenofovir disoproxil fumarat là chất tương đương phosphonat diester không vòng nhân nucleosid của adenosine monophosphat. Tenofovir disoproxil fumarat ban đầu gây thủy phân diester để chuyển thành tenofovir và phốt pho hóa kế tiếp bởi các enzyme tế bào để tạo thành tenofovir diphosphat, chuỗi bắt buộc cuối cùng. Tenofovir diphosphat ức chế hoạt động sao chép ngược HIV-1 và sao chép HBV bằng việc cạnh tranh với chất nền tự nhiên deoxyadenosine 5’- triphosphate và sau khi sáp nhập với DNA của virus bằng việc chấm dứt chuỗi DNA. Tenofovir diphosphat gây ức chế yếu DNA polymerases α, β, và ty thể DNA polymerase γ ở động vật có vú.

Hoạt động kháng virus: Hoạt động kháng virus của tenofovir so với các mẫu phân lập trong phòng thí nghiệm và lâm sàng của virus HIV-1 được đánh giá ở dòng tế bào lympho chủ yếu trong bạch cầu đơn nhân to/ đại thực bào sơ cấp và các tế bào lympho trong máu ngoại biên. Giá trị EC50 (50% nồng độ khả dụng) đối với tenofovir nằm trong khoảng 0,04µM đến 8,5 µM. Trong các nghiên cứu tương tác thuốc của tenofovir với chất ức chế chống sao chép ngược nucleosid (abacavir, didanosin, lamivudine, efaviren, nevirapin) và chất ức chế protease (amprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir), tác dụng bổ sung cùng hiệp lực đã được ghi nhận. Tenofovir thể hiện hoạt động kháng virus trong nuôi cấy tế bào chống lại các đơn tố HIV-1 A, B, C. D, E, F, G và O (giá trị EC50 nằm trong khoảng 0,5µM đến 2,2 µM) hoạt động của chủng cụ thể chống lại HIV-2(giá trị EC50 nằm trong khoảng  1,6µM đến 5,5 µM).

Dược động học

ELTVIR (viên efavirenz 600mg , lamivudine 300 mg và tenofovir disoproxil fumarat 300 mg tương đương sinh học với các thuốc Sustiva (viên nén efavirenz 600mg), Epivir (viên nén lamivudine 300mg) và Viread (viên nén tenofovir disproxil fumarat 300mg) khi cho các người tình nguyện khỏe mạnh dụng liều đơn lúc đói. Chưa nghiên cứu tác dụng của ELTVIR nếu dùng khi no, Efavirenz và các thuốc chứa efavirenz phải được dùng khi đói.

Efavirenz

Hấp thu: Nồng độ đỉnh trong huyết tương của efavirenz từ 1,6 đến 9,1 µM, nồng độ đỉnh đạt được sau 5 giờ sử dụng đơn liều từ 100mg đến 1.600mg cho những tình nguyện viên không bị nhiễm virus. Khi liều đạt 1600mg,Cmax và AUC tăng có liên quan đến liều; tỷ lệ tăng này thấp hơn tỉ lệ liều cho thấy việc hấp thụ giảm khi liều cao hơn.

Ở các bệnh nhân nhiễm HIV-1 ở trạng thái ổn định, Cmax trung bình,Cmin trung bình và AUC trung bình tỷ lệ với liều sau khi dùng liều hằng ngày 200mg, 400mg, 600mg. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là khoảng từ 3 đến 5 giờ và nồng độ huyết tương ở trạng thái ổn định đạt được trong khoảng từ 6 đến 10 ngày. Trong 35 bệnh nhân sử dụng efavirenz 600mg ngày một lần, Cmax ở trạng thái ổn định là 12,9 ± 3,7 µM (trung bình ± SD), Cmin ở trạng thái ổn định là 5,6 ± 3,2 µM và AUC là 184 ± 73 µM·h

Tác động của thức ăn lên khả năng hấp thu qua đường uống: Việc sử dụng thuốc đơn 600mg efavirenz cùng với bữa ăn có lượng chất béo cao/ nhiều calo (khoảng 1.000 kcal, 500 đến 600 kcal chất béo) làm tăng 28% AUC trung bình của efavirenz và tăng 79% Cmax trung bình của efavirenz, các thông số này có liên quan đến độ biểu hiện đạt được khi đói.

Phân bố: Efavirenz gắn kết cao (khoảng 99,5 đến 99,75%) với protein huyết tương ở người chủ yếu là albumin. Ở các bệnh nhân nhiễm HIV-2 (n=9) sử dụng efavirenz 200 đến 600 mg ngày một lần trong ít nhất một tháng, nồng độ dịch não tủy nằm trong từ 0,26 đến 1,19% (trung bình 0,69%) của nồng độ huyết tương tương ứng. Nồng độ này gấp khoảng 3 lần so với phần gắn kết không protein (tự do) của efavirenz trong huyết tương.

Chuyển hóa: Các nghiên cứu ở và các nghiên cứu in-vitro với các tiểu thể gan ở người cho thấy efavirenz chủ yếu được chuyển dạng sinh học thông qua cytochrome P450 (oxidative) chuyển hóa thành một số chất chuyển hóa hydroxylat, sau đó các chất chuyển hóa được glucuronat hóa. Các chất chuyển hóa này chủ yếu không có hoạt tính kháng HIV-1. Các nghiên cứu in-vitro cho thấy CYP3A và CYP2B6 là các isozym chính chịu trách nhiệm chuyển hóa efavirenz.

Efavirenz đã cho thấy là chất dẫn CYP enzyme và là chất dẫn của chính chất chuyển hóa của chính nó. Liều đa 200 đến 400 mg một ngày trong thời gian 10 ngày dẫn đến mức độ tích tụ dưới dự đoán (thấp hơn từ 22 đến 42 %) và thời gian bán hủy đầu cuối ngắn hơn (chỉ từ 40 đến 55 giờ so với thời gian bán hủy liều đơn từ 52 đến 76 giờ).

Thải trừ: Efavirenz có thời gian bán hủy đầu cuối từ 52 đến 76 giờ sau liều đơn và 40 đến 55 giờ sau liều đa. Cuộc nghiên cứu khối lượng cân bằng/ thải trừ trong một tháng sử dụng liều 400mg một ngày với liều đánh dấu 14C- dùng vào ngày thứ 8. Khoảng 14 đến 34% đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ được phục hồi trong nước tiểu và 16 đến 61% phục hồi trong phân. Hầu hết các đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa. Efavirenz chiếm phần lớn các chất phóng xạ đo được trong phân,

Lamivudin

Đặc tính dược động học ở người lớn: Đặc tính dược động học của lamivudine đã được nghiên cứu trên các bệnh nhân người lớn nhiễm HIV-1 không có triệu chứng sau khi sử dụng đơn liều tiêm tĩnh mạch (IV) trong khoảng từ 0,25 đến 8 mg/kg, cũng như uống đơn liều và đa liều (phác đồ điều trị ngày hai lần) từ 0,25 đến 10 mg/kg.

Đặc tính dược động học của lamivudine đã được nghiên cứu ở liều uống đơn liều và đa liều trong khoảng từ 5mg đến 600mg/ngày sử dụng cho bệnh nhân nhiễm HBV.

Đặc tính dược động học ở trạng thái ổn định của thuốc lamivudine 300mg ngày một lần trong 7 ngày so với thuốc lamivudine 150mg ngày hai lần trong 7 ngày đã được đánh giá trong nghiên cứu chéo trên 60 tình nguyện viên khỏe mạnh. Khi so sánh liều 300mg sử dụng ngày một lần và liều lamivudine 150 mg ngày hai lần, AUC24,ss trong huyết tương của hai liều tương đương nhau tuy nhiên, Cmax,ss của liều lamivudine 300mg cao hơn 66% và giá trị đáy thấp hơn 53%  so với phác đồ điều trị 150 mg sử dụng ngày hai lần.

Hấp thu và nồng độ khả dụng sinh học: Lamivudin hấp thu nhanh chóng sau khi uống ở các bệnh nhân nhiễm HIV-1. Nồng độ khả dụng sinh học tuyệt đối trên 12 bệnh nhân người lớn là 86% ± 16% (trung bình ± SD) đối với liều thuốc 150 mg và 87% ± 13% cho liều dùng dịch uống. Sau khi uống 2mg/kg ngày hai lần ở 9 người lớn nhiễm HIV-1, nồng độ lamivudin trong huyết thanh (Cmax) là 1,5 ± 0,5 mcg/mL (trung bình ± SD). AUC trong huyết tương và Cmax tăng theo tỷ lệ với liều uống và nằm trong khoảng từ 0,25 đến 10mg/kg.

Tỷ lệ tích tụ lamivudine trên các bệnh nhân dương tính với HIV-1 không có triệu chứng với chức năng thận bình thường là 1,50 sau 15 ngày uống 2mg/kg ngày hai lần.

Tác động của thức ăn lên việc hấp thu qua dạng uống: Liều nghiên cứu 25mg lamivudin điều trị bằng đường uống cho 12 bệnh nhân nhiễm HIV-1 không có triệu chứng vào 2 lần, một lần khi đói và một lần khi ăn. Việc hấp thu lamivudin chậm hơn ở trạng thái khi ăn (Tmax: 3,2 ± 1,3 giờ) so

với khi đói (Tmax: 0,9 ± 0,3 giờ); Cmax ở trạng thái đói là 40% ± 23%  (trung bình ± SD) thấp

hơn khi đói. Không có sự khác nhau rõ rệt ở độ biểu hiện hệ thống ở AUC trạng thái khi đói và

khi no; do đó thuộc lamivudin có thể dùng kèm hặc không khi ăn.

Phân bố: Khối lượng phân bố sau khi tiêm tĩnh mạch lamivudine trên 20 bệnh nhân là 1,3± 0,4 L/kg, cho thấy lamivudin phân bố trong các khoảng ngoài mạch. Khối lượng phân bố độc lập với liều và không liên quan đến thể trọng. Việc gắn kết lamivudine với protein trong huyết tương ở người thấp (<36%). Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy ở nồng độ từ 0,1 đến 100 mcg/mL, số lượng lamivudine kết hợp với tế bào hồng cầu nằm trong khoảng 53% đến 57% và độc lập với nồng độ.

Chuyển hóa: Việc chuyển hóa lamivudine là đường thải trừ rất nhỏ. Ở người, các chất chuyển hóa của lamivudine là chất chuyển hóa giữa các sulfoxide. Trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng đơn liều lamivudine trên 6 bệnh nhân người lớn nhiễm HIV-1-, 5,2% ± 1,4 % liều (trung bình ± SD) thải trừ qua các chất chuyển hóa giữa các sulfoxide trong nước tiểu. Nồng độ của các chất chuyển hóa này trong huyết thanh chưa được xác định.

Thải trừ: Phần lớn lamivudin thải trừ với lượng không thay đổi qua cation hoạt tính hữu cơ. Trên 9 đối tượng nghiên cứu khỏe mạnh sử dụng đơn liều 300mg lamivudin qua đường uống, độ thanh thải ở thận là 199,7 ± 56,9 mL/phút (trung bình ± SD). Trên 20 bệnh nhân nhiễm HIV-1 sử dụng đơn liều qua tĩnh mạch, độ thanh thải ở thận là 280,4 ± 75,2 mL/phút (trung bình ± SD), chiếm 71% ± 16% (trung bình ± SD) tổng số độ thanh thải lamivudin. Trong phần lớn các nghiên cứu đơn liều trên các bệnh nhân nhiễm HIV-1, bệnh nhân nhiễm HBV, hoặc đối tượng nghiên cứu khỏe mạnh với mẫu huyết thanh thu thập trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng liều, thời gian bán hủy trung bình (t1/2) nằm trong khoảng từ 5 đến 7 giờ. Ở các bệnh nhân nhiễm HIV-1, có độ thanh thải ở thận là 398,5 ± 69,1mL/phút (trung bình ± SD). Độ thanh thải qua đường uống và thời gian bán hủy độc lập với liều và trọng lượng cơ thể với liều trong khoảng từ 0,25 đến 10mg/kg.

Dựa trên một nghiên cứu ở các đối tượng nghiên cứu khỏe mạnh có suy giảm chức năng thận, thẩm tách máu đã làm tăng độ thanh thải của lamivudine từ giá trị trung bình 64 đến 88 mL/phút; tuy nhiên, thời gian thẩm tách máu (4 giờ ) không đủ để thay đổi đáng kể các biểu hiện trung bình của lamivudin sau khi dùng đơn liều.

Suy gan: Dược động học của lamivudin đã được xác định ở người lớn có suy chức năng gan. Các

thông số dược động học đã không thay đổi khi có chức năng gan giảm; do đó không cần điều chỉnh liều lamivudin đối với bệnh nhân suy gan. Độ an toàn và hiệu quả của lamivudin chưa được xác định trong trường hợp xuất hiện suy gan mất bù.

Bệnh nhân trẻ em: Trong nghiên cứu NUCA2002, các đặc tính dược động học của lamivudine được đánh giá trên 57 bệnh nhân nhi nhiễm HIV-1 (trong khoảng 4,8 tháng đến l6 tuổi, khoảng cân nặng: 5 đến 66 kg) sau khi uống và tiêm tĩnh mạch 1, 2, 4, 8, 12, và 20mg/kg/ngày. Trên 9 trẻ nhỏ (khoảng: 5 tháng đến 12 tuổi) dùng dung dịch uống 4mg/kg ngày hai lần (liều khuyến cáo thường dùng cho trẻ em), độ khả dụng sinh hoc tuyệt đối là 66% ± 26% phút (trung bình ± SD), dưới 86% ± l6% phút (trung bình ± SD) như đã quan sát thấy ở người lớn. Cơ chế về sự suy giảm độ khả dụng sinh học tuyệt đối của lamivudin trên trẻ nhỏ và trẻ em vẫn còn chưa biết rõ.

Kháng thuốc: Các mẫu phân lập HIV-1 kháng lamivudin đã được chọn lựa trong nuôi cấy tế bào. Các phân tích kiểu gien cho thấy sự kháng thuốc là do có sự thay thế đặc thù axit amino trong sự sao chép ngược HIV-1 tại đơn vị mã 184 làm thay đổi methionin thành isoleucin hoặc valine (M184V/I). Các chủng HIV-1 kháng cả lamivudin và zidovudin đã được phân lập từ các bệnh nhân. Độ nhạy cảm các mẫu phân lập trên lâm sàng với lamivudin và zidovudin được theo dõi trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng. Ở các bệnh nhân đang dùng đơn trị liệu lamivudin hoặc liệu pháp kết hợp lamivudin với zidovudin, các mẫu phân lập HIV-1 từ phần lớn các bệnh nhân kháng theo kiểu gien và kiểu hình với lamivudin trong vong 12 tuần.

Các mẫu phân lập HBV kháng Lamivudin làm tăng các thể cùng loại (rtM204V/I) trong mô hình YMDD trong môi trường xúc tác của virus theo cơ chế sao chép ngược. Thể cùng loại RtM204V/I thường xuyên đi cùng các thể cùng loại khác (rtVl73L, rtLl80M) làm tăng mức độ kháng lamivudine hoặc hoạt động như là chất đột biến còn bù để cải thiện sao chép hiệu quả. Các thể cùng loại khác được phát hiện trong các mẫu phân lập HBV kháng lamivudin bao gồm: rtL80I và rtA181T. Các đột biến HBV tương đương đã được báo cáo trên các bệnh nhân nhiễm HIV-l sử dụng phác độ điều trị kháng virus có chứa lamivudin trong trường hợp xuất hiện đồng thời cùng nhiễm virus viêm gan B.

Kháng chéo: Sự đột biến của HIV-1 kháng lamivudin đã gây ra kháng chéo với didanosin (ddI) và zalcitabin (được). Ở một số bệnh nhân được điều trị với zidovudin cộng didanosin hoặc zalcitabin, kháng với các thuốc ức chế sao chép ngược đa dạng kể cả với lamivudin đã xảy ra.

Tenofovir disoproxil fumarat

Đặc tính dược động học của tenofovir disoproxil fumarat đã được đánh giá trên các tình nguyện viên khỏe mạnh và các cá nhân nhiễm HIV-1. Đặc tính dược động học của tenofovir giữa các quần thể này là giống nhau.

Hấp thu: Tenofovir disoproxil fumarat là tiền chất thuốc của hoạt chất chính tenofovir có thể hòa tan được trong nước dưới dạng diester. Nồng độ khả dụng sinh học theo đường uống của tenofovir từ tenofovir disoproxil fumarat ở các đối tượng nghiên cứu khi đói là khoảng gần 25%. Sau khi uống đơn liều tenofovir disoproxil fumarat 300mg trên các đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV-l ở trạng thái khi đói, nồng độ tối đa trong huyết thanh (Cmax) đạt được trong 1,0 ± 0,4 giờ. Nồng độ tối đa Cmax và AUC là 0,30 ± 0,09 mcg/mL và 2,29 ± 0,69 mcg·hr/ml.

Đặc tính dược động học của tenofovir là phụ thuộc liều trong khoảng liều tenofovir disoproxil fumarat 75 đến 600 mg và không chịu ảnh hưởng của liều lặp lại.

Phân bố: in-vitro, sự gắn kết của tenofovir với huyết tương người hoặc protein huyết thanh thấp hơn 0,7 và 7,2%, trong khoảng nồng độ 0,01 đến 25 mcg/mL. Số lượng phân bố ở trạng thái ổn định là 1,3 ± 0,6 L/kg và 1,2 ± 0,4 L/kg, sau khi tiêm tĩnh mạch tenofovir 1mg/kg và 3,0 mg/kg.

Chuyển hóa thải trừ: Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy cả tenofovir disoproxil hoặc tenofovir đều không phải là chất nền của CYP enzyme. Sau khi tiêm tĩnh mạch tenofovir, khoảng 70 đến 80 % tenofovir xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng không đổi trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Sau khi uống đơn liều tenofovir disoproxil fumarat, thời gian bán hủy của tenofovir kết thúc là khoảng 17 giờ. Sau khi uống đa liều tenofovir disoproxil fumarat 300mg ngày một lần (khi no), 32±10% liều thuốc xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Tenofovir được đào thải bằng sự kết hợp  của cầu thận và bài tiết chủ động qua ống thận. Có thể có sự đào thải chọn lọc đối với các hợp chất khác mà cũng được thải trừ qua thận.

Ảnh hưởng của thức ăn lên sự hấp thu qua đường uống:Việc dùng thuốc tenofovir disoproxil fumarat 300mg sau khi ăn cá thức ăn có lượng chất béo cao (=700  đến 1000 kcal chứa 40 đến 50% chất béo) làm tăng độ khả dụng sinh học, cùng với việc tăng AUCo-∞ của tenofovir vào khoảng 40% và làm tăng nồng độ tối đa Cmax vào khoảng l4%. Tuy nhiên, việc dùng tenofovir disoproxil fumarat khi ăn nhẹ không gây ảnh hưởng đáng kể lên đặc tính dược động học của tenofovir khi so sánh với việc dùng thuốc khi đói. Thức ăn làm trì hoãn thời gian tenofovir đạt nồng độ tối đa Cmax khoảng 1 giờ. Nồng độ tối đa Cmax và AUC của tenofovir là 0,33 ± 0,12 mcg/mL và 3,32 ± 1,37 mcg·hr/mL sau khi dùng đa liều tenofovir disoproxil fumarat 300mg ngày một lần trong trạng thái lúc đói, khi không kiểm soát được thành phần của thức ăn.

CHỈ ĐỊNH:

ELTVIR được chỉ định sử dụng đơn lẻ trong phác đồ điều trị đầy đủ hoặc kết hợp với các thuốc

kháng virus khác để điều trị nhiễm virus gây suy giảm khả năng miễn dịch ở người (HIV-1) cho

người lớn và trẻ em nặng ≥ 40kg.

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:

Người lớn và trẻ em nặng ≥ 40kg:

Liều dùng ELTVIR ở người lớn và trẻ em nặng ≥ 40kg nhiễm HIV-1 là một viên/ngày. Khuyến cáo dùng ELTVIR khi đói, tốt nhất trước lúc đi ngủ.

Bệnh nhân suy thận:

Vì ELTVIR là thuốc gồm ba thành phần với liều cố định nên khuyến cáo không dùng cho bệnh nhân suy thận (với mức thanh thải creatinin <50ml/phút) hoặc bệnh nhân suy thận nặng ở giai đoạn cuối cần phải thẩm tách máu.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

ELTVIR chống chỉ định ở bệnh nhân trước đây có phản ứng quá nhạy cảm rõ rệt trên lâm sàng vớí bất kì thành phần nào trong công thức của thuốc.

Cũng chống chỉ định dùng ELTVIR với các thuốc sau đây: Các dẫn xuất họ ergot (dihydroergotamin, ergonovin, ergotamine, methylergonovin), midazolam, triazolam, bepridil, cisaprid, pimozid, thuốc cây cỏ thuộc họ St.John (Hypericum perforatum).

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG

Chung:

Hội chứng tái lập miễn dịch: Hội chứng tái lập miễn dịch đã được báo cáo ở bệnh nhân điều trị với liệu pháp kết hợp kháng virus bao gồm efavirenz, lamivudine và tenofovir disoproxil fumarat. Trong giai đoạn đầu tiên của liệu pháp điều trị kết hợp kháng virus, cần đánh giá và điều trị thêm trên các bệnh nhân mà hệ thống miễn dịch đáp ứng có thể tiến triển viêm đáp ứng đối các nhiễm trùng mãn tính hoặc cơ hội [ví dụ như nhiễm Mycobacterium avium, virus cự bào, viêm phổi Pneumocystis jiroveci (PCP), hoặc lao phổi].

Tái phân bố chất béo: Tái phân bố/ tích tụ chất béo trong cơ thể bao gồm béo phì trung tâm, béo phì lan rộng ở cổ và lưng (gù lưng trâu), dư thừa ở ngoại vi, dư thừa ở mặt, ngực phát triển và “hội chứng cushinggoid” đã được ghi nhận ở bệnh nhân dùng liệu pháp kháng virus. Cơ chế và tác động lâu dài của các hiện tượng này vẫn chưa rõ. Mối quan hệ nhân quả chưa xác định.

Nhiễm axit lactic/ Gan to nhiễm mỡ: Nhiễm axit lactic đi kèm gan to nhiễm mỡ kể các ca gây tử vong đã được báo cáo với việc sử dụng các chất tương tự nhân nucleosid đơn lẻ hoặc kết hợp bao gồm lamivudine và các chất kháng virus khác. Phần lớn các ca là phụ nữ . Béo phì và độ phơi nhiễm với nucleosid kéo dài có thể là các yếu tố nguy cơ. Cần chú ý đặc biệt khi dùng lamivudin đối với bất kỳ bệnh nhân nào có các yếu tố nguy cơ bệnh gan; tuy nhiên, đã có các trường hợp xảy ra đối với các bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ. Ngừng điều trị lamivudin với bất kì bệnh nhân nào có các biểu hiện được phát hiện trên lâm sàng và chỉ số xét nghiệm nghi ngờ nhiễm axit lactic hoặc nhiễm độc gan (có thể bao gồm Gan to nhiễm mỡ thậm chí khi mức transaminase không tăng đáng kể).

Efavirenz

Tương tác thuốc: Các chất nền tự do, chất ức chế hoặc chất dẫn của CYP3A có thể làm thay đổi nồng độ của efavirenz trong huyết tương. Cũng như vậy, efavirenz có thể làm thay đổi nồng độ trong huyết tương của thuốc được CYP3A hoặc CYP2B6 chuyển hóa.

Kháng thuốc: Efavirenz không được sử dụng như là thuộc duy nhất để điều trị nhóm HIV-l hoặc dùng thêm vào một phác đồ điều trị đã thất bại. Khi sử dụng efavirenz trong liều pháp đơn lẻ, các virus không thuốc xuất hiện nhanh  chóng. Cần xem xét khả năng gây kháng chéo của virus khi chọn lọc các thuốc kháng virus để kết hợp với efavirenz.

Việc sử dụng đồng thời các thuốc liên quan khác: Không khuyến cáo sử dụng đồng thời efavirenz với ATRIPLA (efavirenz 600mg/ emtricitabin 200mg/tenofovir disoproxil fumarat 300mg) do efavirenz là một trong các thành phần chính của thuốc này.

Các triệu chứng tâm thần: Các biến cố ngoài ý về tâm thần nghiêm trọng đã được báo cáo ở bệnh

nhân điều trị với efavirenz. Trong các thí nghiệm lâm sàng đã xuất hiện các biểu hiển tâm thần nghiêm trọng trên các bệnh nhân sử dụng efavirenz như trầm cảm nặng, có ý nghĩ tự sát, hành động tự sát không gây tử vong, hành vi hung hăng, phản ứng paranoid, và phản ứng vui buồn thất thường (manic reactions).

Các triệu chứng hệ thần kinh: Một số bệnh nhân dùng efavirenz trong các thí nghiệm lâm sàng có kiểm chứng đã được báo cáo là có các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương bao gồm chóng mặt, mất ngủ, suy giảm khả năng tập trung, ngủ gà, giấc mơ bất thường, và ảo giác.

Bệnh nhân dùng efavirenz phải cảnh giác với khả năng có tác động bổ sung lên hệ thần kinh trung ương khi efavirenz sử dụng đồng thời với rượu mạnh hoặc các thuốc hướng thần.

Bệnh nhân có tiền sử triệu chứng hệ thần kinh trung ương ví dụ như chóng mặt, suy giảm khả năng tập trung, và/ hoặc ngủ gà, cần tránh các công việc nguy hiểm ví dụ như lái xe hay vận hành máy móc.

Nổi ban: Một số bệnh nhân điều trị với 600mg efavirenz trải qua các cơn nổi ban mới ở da. Nổi ban đi kèm với phồng rộp da, tróc vẩy ẩm ướt và vết loét. Hiện tượng nổi ban cũng đã được báo cáo trên một số bệnh nhân trẻ em khi điều trị với thuốc viên efavirenz. Cần xem xét điều trị dự phòng nổi ban một cách thích hợp với thuốc kháng histamin trước khi bắt đầu sử dụng liệu pháp với efavirenz.

Nhiễm độc gan: Khuyến cáo theo dõi enzym gan trước và trong khi điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh gan bao gồm nhiễm virus viêm gan B và C; bệnh nhân có mức transaminase tăng rõ rệt và bệnh nhân điều trị với các loại thuốc khác do nhiễm độc gan. Sau khi thuốc đưa ra thị trường, đã có một số báo cáo về các trường hợp thất bại khi điều trị bệnh gan xảy ra ở bệnh nhân không có tiền sử bệnh gan hoặc các yếu tố nguy cơ đã được xác định. Cần xem xét theo dõi enzym gan ở bệnh nhân mà chức năng gan chưa suy giảm hoặc chưa có các yếu tố nguy cơ khác. Ở bệnh nhân mà mức transaminases huyết thanh tăng hơn 5 lần trên mức giới hạn bình thường, cần đánh giá lợi ích của việc tiếp tục sử dụng liệu pháp với efavirenz so với các nguy cơ tiềm ẩn gây nhiễm độc gan.

Co giật: Đã quan sát thấy hiện tượng co giật ở các bệnh nhân đang sử dụng efavirenz, nói chung có sự xuất hiện co giật do có tiền sử co giật. Cần thận trọng ở các bệnh nhân tiền sử co giật. Cần theo dõi định kỳ về nộng độ của thuốc trong huyết tương trên các bệnh nhân dùng thuốc chống co giật chuyển hóa chủ yếu qua gan ví dụ như phenytoin và phenobarbital.

Tăng Lipid máu; Điều trị với efavirenz dẫn đến việc tăng nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerides. Cần tiến hành các xét nghiệm cholesterol và trislycerid trước khi bắt đầu liệu pháp efavirenz và theo chu kỳ trong khi điều trị.

Lamivudin

Bệnh nhân cùng nhiễm HIV-1 và virus viêm gan B

Viêm gan tiến triến trên lâm sàng sau điều trị : Trong các thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân không nhiễm HIV-1 điều trị viêm gan B mãn tính bằng lamivudin, các bằng chứng về mặt lâm sàng và chỉ số xét nghiệm viêm gan B tiến triển đã xuất hiện sau khi ngừng lamivudine. Các tiến triển này được phát hiện chủ yếu qua việc tăng ALT huyết thanh cộng với việc tái xuất hiện HBV DNA. Mặc dù phần lớn các hiện tượng mang tính chất giới hạn, đã có báo cáo một số trường hợp tử vong. Sau khi đưa thuốc ra thị trường đã có báo cáo về một số hiện tượng tương tự sau khi thay đổi từ phác đồ điều trị kháng HIV-1 chứa lamivudin sang phác đồ điều trị không chứa lamivudine ở các bệnh nhân cùng nhiễm HIV-I và HBV. Mối quan hệ nhân quả đối với việc ngừng điều trị lamivudin vẫn còn chưa rõ. Bệnh nhân cần được theo dõi ít nhất vài tháng sau khi dừng điều trị. Chưa có đủ bằng chứng để xác định liệu việc dùng lại lamivudin sẽ làm thay đổi quá trình tiến triển bệnh viêm gan B về mặt lâm sàng.

Sự khác nhau quan trọng giữa các sản phẩm chứa lamivudin: Thuốc lamivudin chứa hoạt chất chính (lamivudin) với liều cao hơn thuốc EPIVIR-HBV. EPIVIR-HBV được phát triển ở các bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính. Công thức và liều lamivudin ở thuốc EPIVIR-HBV không phối hợp cho bệnh nhân cùng nhiễm HIV-I và HBV. Độ an toàn và hiệu quả của lamivudin chưa rõ đối với việc điều trị viêm gan B mạn tính trên các bệnh nhân cùng nhiễm HIV-1 và HBV. Nếu kê đơn điều trị EPIVIR- HBV cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính ở bệnh nhân chưa xác định hoặc chưa điều trị HIV-1, việc xuất hiện nhanh chóng các chất kháng HIV-1 có khả năng là do liều điều trị nhỏ và đơn lẻ điều trị kháng HIV-1 tỏ ra không hợp lý. Nếu quyết định sử dụng lamivudine, thuốc COMBIVIR® (lamivudin/zidovudin), thuốc EPZICOM® (abacavir sulfat và lamivudin), hoặc thuốc TRIZIVIR: (abacavir sulfat, lamivudin và zidovudin) trong phác đồ điều trị kết hợp.

Sử dụng các sản phẩm khác có chứa lamivudin và emtricitabin: Lamivudin phải được sử dụng đồng thời với các sản phẩm chứa lamivudin bao gồm thuốc EPIVIR-HBV, thuốc COMBIVIR (lanivudin/zidovudin), EPZICOM (abacavir sulfat and lamivudin), hoặc TRIZIVIR (abacavir sulfat, lamivudin, và zidovudin) hoặc sản phẩm chứa emtricitabin, bao gồm ATRIPLA® (efavirenz, emtricitabin, tenofovir), TRUVADA® (emtricitabin và tenofovir), hoặc COMPLERATM ( rilpivivin /emtricitabin /tenofovir).

Sử dụng chế độ điều trị với interferon và ribavirin: Các nghiên cứu in-vitro cho thấy ribavirin có thể làm giảm quá trình phosphoryl hóa của các chất tương tự pyrimidine nucleosid ví dụ như lamivudine. Mặc dù không có bằng chứng về mối tương tác dược động học và dược lực học (ví dụ mất khả năng diệt HIV-1/HCV ) khi sử dụng ribavirin đồng thời với lamivudin ở bệnh nhân cùng nhiễm HIV-1/HCV, đã xảy ra hiện tượng gan mất bù (một số trường hợp tử vong) ở các bệnh nhân cùng nhiễm HIV-1/HCV, các bệnh nhân này sử dụng liệu pháp kết hợp kháng virus HIV-1 và interferon alfa cùng với hoặc không có ribavirin. Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân dùng interferon alfa cùng với hoặc không cùng với ribavirin và lamivudin để điều trị nhiễm độc có liên quan đến điều trị, đặc biệt là hiện tượng gan mất bù. Cần xem xét ngừng lamivudin nếu phù hợp với thăm khám y tế. Việc giảm liều hoặc ngừng interferon alfa, ribavirin, hoặc cả hai cần được xem xét nếu ghi nhận có các nhiễm độc lâm sàng nặng hơn bao gồm gan mất bù (ví dụ như điểm Child-Pugh >6).

Viêm tụy: Ở bệnh trẻ em có tiền sử có biểu hiện với thuốc kháng virus nhân nucleosid, có tiền sử viêm tuy hoặc các yếu tố nguy cơ khác phát triển thành viêm tụy, cần sử dụng thận trọng lamivudin. Cần ngừng ngay điều trị với lamivudine nếu có các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng và bất thường về chỉ số xét nghiệm.

Tenofovir disoproxil fumarat

Nhiễm acid lactic /gan to nhiễm mỡ: Nhiễm acid lactic đi kèm gan to nhiễm mỡ kể cả các ca gây tử vong đã được báo cáo vài việc sử dụng các chất tương tự nhân nucleosid đơn lẻ hoặc kết hợp bao gồm tenofovir disoproxil fumarat và các chất kháng virus khác. Phần lớn các ca là phụ nữ. Béo phì và sử dụng nucleosid kéo dài có thể là các yếu tố nguy cơ. Cần chú ý đặc biệt khi dùng các chất tương tự nhân nucleosid đối với bất kỳ bệnh nhân nào có các yếu tố nguy cơ bệnh gan; tuy nhiên, đã có các báo cáo các trường hợp xảy ra đối với các bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ. Ngừng điều trị tenofovir disoproxil fumarat với bất kỳ bệnh nhân nào phát triển các phát hiện về mặt lâm sàng và chỉ số xét nghiệm nghi ngờ nhiễm acid lactic hoặc nhiễm độc gan (có thể bao gồm gan to nặng nhiễm mỡ thậm chí khi mức transaminase không tăng đáng kể).

Viêm gan tiến triển về mặt lâm sàng sau khi ngừng điều trị: Ngừng sử dùng liệu pháp không HBV,bao gồm tenofovir disoproxil fumarat, có thể dẫn đến viêm gan nặng cấp tính tiến triển trên lâm

sàng. Đối với các bệnh nhân nhiễm HBV và đã ngừng tenofovir disoproxil fumarat, cần theo dõi

chặt chẽ các biểu hiện lâm sàng và chỉ số xét nghiệm ít nhất trong vòng vài tháng sau khi dừng điều trị. Nếu cần, dùng lại liệu pháp kháng virus viêm gan B.

Các ca suy thận mới hoặc suy thận nặng:

Tenofovir chủ yếu thải trử qua thận. Suy thận, bao gồm các ca suy thận cấp tính và hội chứng Fanconi (tổn thương ống thận với việc giảm phot phát nặng) đã được báo cáo với việc sử dụng tenofovir disoproxil fumarat. Đối với tất cả bệnh nhân bắt đầu sử dụng liệu pháp trong khi điều trị với tenofovir disoproxil fumarat, cần phải đánh giá độ thanh thải creatinine. Cần thực hiện theo dõi theo định kỳ độ thanh thải creatinine và phốt pho huyết thanh ở các bệnh nhân có nguy cơ suy thận bao gồm các bệnh nhân trước đây có các biểu hiện của bệnh thận khi sử dụng HEPSERA®.

Khuyến cáo điều trị chỉnh khoảng cách liều của tenofovir disoproxil fumarat và theo dõi chặt chẽ chức năng thận cho mọi bệnh nhân có độ thanh thải creatinine thấp hơn 50 ml/phút. Ở các bệnh nhân suy thận sử dụng tenofovir disoproxil fumarat và hướng dẫn liều, hiện không có các dữ liệu và tính an toàn và hiệu quả do đó cần đánh giá lợi ích khả năng của liệu pháp tenofovir disoproxil fumarat so với nguy cơ khả nặng của nhiễm độc thận. Tenofovir disoproxil fumarat cần tránh dùng với việc sử dùng đồng thời hoặc dùng các thuốc gây nhiễm độc thận.

Sử dụng đồng thời vài các sản phẩm khác: Tenofovir disoproxil fumarat không được sử dụng phối hợp với các thuốc kết hợp có liều cố định ATRIPLA, COMPLERA, hoặc TRUVADA do tenofovir disoproxil fumarat là một hợp chất của các thuốc này. Tenofovir disoproxil fumarat không được sử dụng kết hợp vài HEPSERA (adefovir dipivoxil).

Bệnh nhân nhân cùng nhiễm HIV-L và HBV: Do nguy cơ kháng HIV-I, tenofovir disoproxil fumarat chỉ được sử dụng ở các bệnh nhân cùng nhiễm HIV-1 và HBV nếu nó nằm trong một phác đồ điều trị kháng virus thích hợp. Cần thực hiện xét nghiệm kháng thể HIV-1 trên tất cả các bệnh nhân nhiễm HBV- trước khi bắt đầu liệu pháp với tenofovir disoproxil fumarat. Khuyến cáo tất cả bệnh nhân nhiễm HIV-I cần phải đánh giá viêm gan B mãn tính trước khi bắt đầu điều trị với tenofovir disoproxil fumarat.

Giảm nồng độ chất khoáng trong xương: Cần xem xét đánh giá nồng độ chất khoáng trong xương (BMD) cho người lớn và bệnh nhân trẻ em có tiền sử gãy xương hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh loãng xương hoặc mất xương. Mặc dù tác động của việc bổ sung canxi và vitamin D chưa được nghiện cứu, việc bổ sung này có thể có lợi cho tất cả bệnh nhân. Nếu nghi ngờ các bất thường về xương thì cần tư vấn với bác sĩ. Các ca nhuyễn xương (đi kèm với bệnh ở đầu ống thận và có thể góp phần gây ra gãy xương) đã được báo cáo khi sử dụng tenofovir disoproxil fumarat. Chưa nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến xương do sử dụng tenofovir disoproxil fumarat trên bệnh nhân HBV mãn tính.

Kháng virus thất bại ở giai đoạn sớm: Các thí nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân nhiễm HIV đã cho thấy một số phác đồ điều trị chỉ bao gồm chất ức chế chống sao chép ngược ba nhân nucleosid (NRTI) nói chung ít hiệu quả hơn so với phác đồ 3 loại thuốc bao gồm hai NRTIs kết hợp với hoặc là chất ức chế chống sao chép ngược non-nucleosid hoặc là chất ức chế HIV-1 protease. Đã có báo cáo về kháng virus thất bại ở giai đoạn sớm và tỷ lệ chất thay thể kháng virus. Cần sử dụng thận trọng phác đồ điều trị ba nhân nucleosid. Cần theo dõi cẩn thận bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị nhân ba nucleosid trong liệu pháp và xem xét việc điều chỉnh liều điều trị.

 

Các tác dụng không mong muốn:

Efavirenz

Các tác dụng không mong muốn đáng kể nhất đã ghi nhận ở các bệnh nhân điều trị với efavirenz là:

  • Các triệu chứng tâm thần. Các tác dụng không mong muốn tâm thần nghiêm trọng đã được báo cáo ở bệnh nhân điều trị với efavirenz. Trong các cuộc thí nghiệm có kiểm chứng, các triệu chứng tâm thần ghi nhận ở tần suất >2% trong số các bệnh nhân điều trị với efavirenz

hoặc điều trị bằng kiểm chứng, là trầm cảm ( 19%, 16%),lo lắng (13%, 9%),và bồn chồn (7%, 2%).

  • Đã có ghi nhận tăng cholesterol toàn phần ở mức từ 10 đến 20% so với đường nền trên một số tình nguyện viên không bị nhiễm virus nhưng đã sử dụng efavirenz.

Lamivudin

Các tác dụng không mong muốn đáng kể nhất đã ghi nhận ở các bệnh nhân điều trị với lamivudin là:

- Nhiễm axit lactic và gan to nặng đi kèm thoái hóa mỡ.

- Viêm gan B cấp tính tiến triển về mặt lâm sàng.

- Gan mất bù ở bệnh nhân cùng nhiễm viêm gan B và C.

- Viêm tụy.

Tenofovir disoproxil fumarat

Các tác dụng không mong muốn đáng kể nhất đã ghi nhận ở các bệnh nhân điều trị với tenofovir disoproxil fumarat là:

- Nhiễm axit lactic/gan to nhiễm mỡ.

- Viêm gan nặng cấp tinh tiến triển trên lâm sàng.

- Suy thận mới hoặc suy thận tiến triển nặng thêm.

- Giảm nồng độ chất khoáng trong xương.

- Hội chứng tái lập miễn dịch.

Kinh nghiệm sau khi đưa thuốc ra thị trường

Khi sử dụng thuốc sau khi ELTVIR được phê chuẩn, đã xác định các tác dụng không mong muốn sau:

Toàn bộ cơ thể: phản ứng dị ứng, suy nhược, tái phân bố/ tích tụ chất béo trong cơ thể.

Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: phối hợp bất thường, mất điều hòa, phối hợp tiểu não và rối loạn cân bằng, co giật, giảm cảm giác, dị cảm, bệnh thần kinh, run, chóng mặt

Nội tiết: To vú ở đàn ông

Dạ dày: táo bón, hấp thụ kém

Tim mạch: flushing, hồi hộp

Hệ thống gan mật: tăng enzyme ở gan, suy gan, viêm gan. Một số ít các báo cáo sau khi đưa thuốc ra thị trường cho thấy có tình trạng suy gan bao gồm các trường hợp ở các bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh gan hoặc có các yếu tố nguy cơ khác và có đặc điểm có các cơn bộc phát và bệnh gan tiến triển đòi hỏi phải cấy ghép gan hoặc dẫn đến tử vong.

Dinh dưỡng và  chuyển hóa: Tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu, tăng glucoza máu, nhiễm axit lactic, giảm phốt phát huyết.

Tâm thần: phản ứng gây gồ, kích động, hoang tưởng, không ổn định và mặt tình cảm, mất ý chí, loạn thần kinh, paranoia, loạn tâm thần, tự tử.

Hô hấp: khó thở.

Máu và bạch huyết: thiếu máu (bao gồm không tạo hình tế bào nguyên hồng cầu và thiếu máu nặng tiến triển trong khi điều trị.

Gan và tụy: nhiễm axit lactic đi kèm nhiễm mỡ, viêm gan B tiến triển về mặt lâm sàng sau điều trị.

Quá mẫn: phản vệ, mày đay.

Da và phần phụ: đỏ da đa dạng, viêm da quang dị ứng, rụng lông, ngứa, nổi ban, hội chứng Stevens-Johnson.

Giác quan đặc biệt: bất thường về tri giác, ù tai.

Rối loạn hệ thống miễn dịch: Phản ứng dị ứng bao gồm phù mạch.

Rối loạn dạ dày ruột: Viêm tụy, tăng amylase, đau bụng

Rối loạn gan mật: Gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng enzym gan (phổ biến nhất là AST, ALT gamma GT).

Rối loạn cơ xương và các mô liên kết: Globin cơ niệu kịch phát, nhuyễn xương (được xác định khi đau xương và có thể góp phần vào việc gãy xương), đau khớp, đau cơ, bệnh cơ tim, yếu cơ, tăng CPK.

Rốt loạn thận và niệu: Suy thận cấp tính, suy thận, hoại tử ống thận, hội chứng Fanconi, bệnh thận ở ống luợn gần, viêm thận kẽ (kể cả các ca cấp tính), đái tháo nhạt do thận, suy giảm chức năng thận, tăng creatinine, protein niệu, đa niệu.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Efavirenz

Tương tác hai loại thuốc: Efavirenz đã chứng tỏ là chất dẫn CYP3A và CYP2B6 trong cơ thể. Các hỗn hợp khác là chất nền tự do của CYP3A hoặc CYP2B6 có thể làm giảm nồng độ huyết tương khi dùng chung với efavirenz. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy efavirenz ức chế isozym CYP2C9, 2C19, và 3A4 trong khoảng nồng độ huyết tương của efavirenz. Việc sử dụng đồng thời efavirenz với các loại thuốc chuyển hóa chủ yếu qua các isozym có thể dẫn đến thay đổi nồng độ huyết tương của các loại thuốc sử dụng đồng thời. Do đó, có thể cần điều chỉnh liều hợp lý cho các loại thuốc này. Các thuốc kích thích CYP3A hoạt động (ví dụ như, phenobarbital, rifampin, rifabutin) được dự đoán sẽ làm tăng độ thanh thải của efavirenz dẫn đến việc giảm nồng độ trong huyết tương.

Các loại thuốc khác: Dựa trên kết quả các cuộc nghiên cứu tương tác thuốc, không khuyến cáo điều chỉnh liều khi efavirenz sử dụng vài các thuốc sau: aluminum/magnesium hydroxide antacid, azithromycin, cetirizin, famotidin, fluconazol, lamivudin, lorazepam, nelfinavir, paroxetin, tenofovir disoproxil fumarat, và zidovudin.

Các nghiên cứu tương tác thuốc cụ thể chưa được thực hiện với efavirenz với các NRTIs ngoài lamivudin và zidovudin. Không dự tính được sự tương tác thuốc đáng kể về mặt lâm sàng bởi vì NRTI được chuyển hóa qua con đường khác so với efavirenz và dường như nó ít có khả năng cạnh tranh với cùng một enzym chuyển hóa và quá trình đào thải.

Xét nghiệm tương tác cannabinoid: Efavirenz không gắn kết với chất nhận cannabinoid. Đã quan sát thấy kết quả xét nghiệm cannabinoid dương tính giả trong nước tiểu ở người tình nguyện không nhiễm HIV khi sử dụng efavirenz qua kiểm tra sàng lọc bằng thi nghiệm nhiểu mức độ Microgenics CEDIA DAU THC. Khi xét nghiệm cụ thể đã thu được kết quả âm tính bằng phương pháp sắc ký khí/ đo quang phổ khối.

Lamivudin

Lamivudin chủ yếu thải trừ qua nước tiểu bằng việc bài tiết chủ động cation hữu cơ. Cần xem xét khả năng tương tác với các loại thuốc sử dụng đồng thời khác, đặc biệt khi đường thải trừ chính được thải trừ qua thận thông qua hệ thống vận chuyển cation hữu cơ (ví dụ như trimethoprim). Không có dữ liệu liên quan đến sự tương tác với các loại thuốc khác có cơ chế thải trừ qua thận tương tự như lamivudin.

Phác đồ cơ bản interferon và ribavirin :

Mặc dù chưa có bằng chứng về sự tương tác dược động học hoặc dược lực học (ví dụ như việc mất khả năng diệt HIV-1/HVC) khi ribavirin sử dụng đồng thời với lamivudin ở bệnh nhân cùng nhiễm HIV-1và interferon alfa cùng với hoặc không cùng với ribavirin.

Zalcitabin: Lamivudin và zalcitabin có thể ức chế quá trình phốt pho hóa giữa các tế bào của chất kia. Do đó, không khuyến cáo sử dụng lamivudin kết hợp với zalcitabin.

Trimethoprim/Sulfamethoxazol (TMP/SMX) Không khuyến cáo thay đổi liều của bất kỳ thuốc nào trong hai thuốc trên. Không có ảnh hưởng về dược động học của lamivudin với liều dùng để điều trị PCP.

Các thuốc không gây tương tác lên lamivudine:  Nghiên cứu tương tác thuốc cho thấy không có tác động lâm sàng đáng kể nào xảy ra giữa lamivudin và zidovudin.

Tenofovir disoproxil fumarat

Mục này mô tả các có liên quan về mặt lâm sàng với tenofovir disoproxil fumarat.

Didanosin: Cần thận trọng sử dụng đồng thời tenofovir disoproxil fumarat và didanosin và bệnh nhân đang sử dụng thuốc kết hợp cần được theo dõi chặt chẽ các biến cố ngoài ý đi kèm với didanosin. Ngừng didanosin ở bệnh nhân phát triển các phản ứng ngoài ý đi kèm với didanosin.

Khi sử dụng với tenofovir disoproxil fumarat, Cmax và AUC của didanosin (dạng thuốc chứa chất đệm hoặc dạng viên nang hoà tan trong ruột) tăng lên đáng kể. Vẫn chưa rõ cơ chế tương tác thuốc. Nồng độ didanosin cao hơn có thể tạo ra các biến cố ngoại ý muốn liên quan đến didanosin, bao gồm viêm tụy và bệnh thần kinh. Đã ghi nhận thấy có sự ức chế tế bào CD4+ ở bệnh nhân dùng liều tenofovir disoproxil fumarat (tenofovir DF) cùng với didanosin 400mg ngày.

Ở bệnh nhân trên 60 kg, cần giảm liều didanosin xuống 250mg khisử dụng đồng thời với tenofovir disoproxil fumarat. Không có dữ liệu khuyến cáo về việc điều chỉnh liều didanosin cho bệnh nhân người lớn và bệnh nhân là trẻ em có cân nặng dưới 60kg. Khi sử dụng đồng thời, tenofovir disoproxil fumarat và didanosin có thể uống khi đói hoặc cùng với bữa ăn nhẹ  (dưới 400 kcal, 20% chất béo. Cùng uống đồng thời thuốc didanosin dạng chứa chất đệm với tenofovir disoproxil fumarat khi đói.

Atazanavir: Atazanavir đã cho thấy làm tăng nồng độ tenofovir. Cơ chế tương tác thuốc còn chưa biết rõ. Cần theo dõi các biến cố ngoài ý đi kèm với tenofovir disoproxil fumarat khi bệnh nhân sử dụng atazanavir và tenofovir disoproxil fumarat. Ngưng tenofovir disoproxil fumarat ở bệnh nhân xuất hiện các biến cố ngoài ý do liên quan đến tenofovir disoproxil fumarat.

Tenofovir disoproxil fumarat thu hẹp AUC và Cmin của atazanavir. Khi sử dụng đồng thời với tenofovir disoproxil fumarat, khuyến cáo uống liều atazanavir 300mg với r

Sản phẩm liên quan

Sản Phẩm Đã Xem

ELTVIR

Liên hệ - 0911 38 58 78